Tài nguyên

Chăm sóc sức khỏe tâm thần khẩn cấp

Đừng ở một mình với người mà quý vị sợ hãi và đừng xử lý một cuộc khủng hoảng một mình. Hãy gọi cho gia đình, bạn bè, hàng xóm, những người từ nơi thờ phượng của quý vị, những người từ một nhóm hỗ trợ địa phương, một đường dây hỗ trợ khủng hoảng, Trung tâm Tiếp cận và Đánh giá (Access and Assessment Center, AAC) hoặc gọi 911 để tìm trợ giúp.

Quý vị có thể cảm thấy xúc động khi ở cùng với một người đang trải qua một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Là người thân của họ, quý vị có thể cảm thấy lẫn lộn nhiều cảm xúc từ thất vọng đến buồn bã và lo lắng. Đó là một tình huống áp đảo và không chắc chắn.

Người mà quý vị biết có thể cần trợ giúp khẩn cấp nếu họ:

  • Đe dọa hoặc cố lấy đi mạng sống của họ hoặc làm tổn thương bản thân hay người khác.
  • Nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều gì đó.
  • Tin vào những điều không có thật.
  • Không thể tự chăm sóc bản thân như ăn, ngủ, tắm và ra khỏi giường hoặc mặc quần áo.
  • Đã thử điều trị bằng liệu pháp, thuốc men và hỗ trợ nhưng vẫn gặp rắc rối với các triệu chứng, thường ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của họ.

Nếu bạn bè hoặc thành viên gia đình quý vị đã được đưa vào khoa cấp cứu, hãy đọc phần Tại bệnh viện của trang này để tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra.

Trước khi có trường hợp khẩn cấp về sức khỏe tâm thần, nếu có thể, hãy cố gắng nói chuyện với người đang trải qua một cuộc khủng hoảng để xác định các lựa chọn điều trị tốt nhất, cách đối phó và phải làm gì nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Có một kế hoạch có thể giảm bớt căng thẳng cho quý vị và người thân của quý vị và bảo đảm đưa ra sự chăm sóc thích hợp.

Tìm hiểu những điều kỳ vọng trước khi đến bệnh viện, tại bệnh viện và rời bệnh viện.

Trước khi đến bệnh viện

  • Tôi nên nói chuyện với một người đang gặp cuộc khủng hoảng như thế nào?

    Người thân của quý vị có thể bị hạn chế về khả năng chú ý, cảm thấy khó tập trung hoặc khó lắng nghe. Dưới đây là một số lời khuyên về cách tốt nhất để giao tiếp với họ:

    • Giữ bình tĩnh. Nói chuyện chậm rãi và sử dụng giọng điệu trấn an.
    • Hỏi những câu hỏi đơn giản. Lặp lại câu hỏi nếu cần thiết, dùng cùng từ ngữ mỗi lần.
    • Cho người thân yêu của quý vị nhiều không gian (thể chất và tình cảm).
    • Nói, “Tôi ở đây. Tôi quan tâm. Tôi muốn giúp. Tôi có thể giúp gì cho bạn?”
    • Đừng tự ái trước những hành động hoặc lời nói gây tổn thương của người thân của quý vị.
    • Đừng nói, “Chấm dứt chuyện đó ngay,” “Hãy quên đi,” hoặc “Đừng có hành động điên rồ”.
  • Đâu là sự khác biệt giữa nhập viện tự nguyện và không tự nguyện?

    Việc nhập viện tự nguyện liên quan đến một người sẵn sàng đồng ý tiếp nhận chăm sóc tâm thần trong bệnh viện. Người nhập viện tự nguyện có thể yêu cầu được rời đi; bệnh viện phải cho xuất viện người nào đưa ra những yêu cầu này trừ khi nhu cầu của họ đã thay đổi và họ là mối nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác.

    Việc nhập viện không tự nguyện liên quan đến việc tiếp nhận một người có các triệu chứng nghiêm trọng đến mức họ không thể lắng nghe người khác hay chấp nhận sự giúp đỡ, hoặc không thể kết nối với những người xung quanh họ. Một bác sĩ có thể quyết định nếu người này được nhập viện theo Đạo luật Sức khỏe Tâm thần B.C.

  • Tôi làm thế nào có thể thuyết phục người thân của mình tự nguyện đến phòng cấp cứu?

    • Nói chuyện với người thân của quý vị về những hành vi quý vị đã thấy.
    • Bảo đảm với họ rằng bệnh viện là nơi an toàn cho các triệu chứng nghiêm trọng qua đi và để điều chỉnh thuốc.
    • Nói với người thân của quý vị rằng nhận được sự giúp đỡ không có nghĩa là họ thất bại. Bệnh tâm thần cũng giống như bất kỳ chứng bệnh nào khác cần điều trị, chẳng hạn như tiểu đường hoặc bệnh tim.
    • Giúp người thân của quý vị đóng gói quần áo thoải mái và các vật dụng an toàn gợi nhớ về nhà.
    • Cho người đó lựa chọn, chẳng hạn như đến bệnh viện với quý vị hoặc với một người thân yêu khác.
    • Nếu người thân của quý vị vẫn phản đối lựa chọn này, hãy cân nhắc việc tham khảo ý kiến của Trung tâm Tiếp cận và Đánh giá (AAC) hoặc sự tham gia của cảnh sát.
  • Điều gì xảy ra nếu gọi cảnh sát hoặc RCMP (Cảnh sát Liên Bang)?

    • Cảnh Sát/RCMP sẽ thu thập thông tin về tình hình và có thể đến gặp trực tiếp để nói chuyện với cá nhân đáng quan tâm trong cùng ngày hoặc sẽ sắp xếp để đáp ứng vào một thời điểm khác.
    • Khi cảnh sát/RCMP trực tiếp tham dự, họ sẽ thông báo cho người thân của quý vị về vai trò của họ và lý do họ ở đó.
    • Họ sẽ đánh giá tình hình và sức khỏe của người thân của quý vị. Một y tá sức khỏe tâm thần cộng đồng cũng có thể tham gia với cảnh sát để giúp đánh giá người thân của quý vị.
    • Nếu người thân của quý vị cần được đánh giá thêm về nhu cầu sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của họ, họ sẽ được khuyên nên tuân theo một kế hoạch điều trị.
    • Nếu tình huống yêu cầu hành động tức thời hơn và người đó từ chối nhận trợ giúp, thì cảnh sát/RCMP sẽ đưa họ đến bệnh viện; cảnh sát sẽ ở lại cho đến khi bác sĩ đánh giá người đó.

Tại bệnh viện

  • Điều gì xảy ra khi người thân của tôi đến phòng cấp cứu?

    Một y tá sẽ làm thủ tục nhập viện cho người thân của quý vị và sắp xếp để bác sĩ và/hoặc y tá tâm thần đánh giá, cũng có thể là bác sĩ tâm thần trực ban. Bác sĩ sẽ quyết định xem người đó nên được nhập viện tự nguyện, nhập viện không tự nguyện hay cho xuất viện và/hoặc điều trị trong môi trường ở nhà.

  • Điều gì xảy ra khi người thân của tôi được nhận vào một khoa tại bệnh viện?

    Khi người thân của quý vị được nhận vào khoa tâm thần, họ sẽ được chỉ định một chiếc giường và những vật có giá trị của họ (bao gồm cả điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác) sẽ được cất giữ an toàn. Sau khi ổn định, bệnh nhân có thể sử dụng điện thoại của khoa để gọi ra và nhận cuộc gọi.

    Người thân của quý vị sẽ có một nhóm chăm sóc có thể bao gồm các bác sĩ tâm thần, y tá, nhân viên xã hội và nhà trị liệu nghề nghiệp. Nhân viên xã hội cung cấp mối liên kết giữa gia đình và nhóm chăm sóc, hỗ trợ sắp xếp các cuộc họp gia đình và lập kế hoạch xuất viện, đồng thời giới thiệu đến các nguồn lực cộng đồng và nhà ở. Một y tá tâm thần quan sát và ghi lại các triệu chứng lâm sàng và cung cấp điều trị liên tục một đối một, có thể bao gồm thuốc men, trị liệu và giáo dục.

  • Khi người thân của quý vị được nhận vào khoa, quý vị có thể làm cho quá trình này dễ dàng hơn cho gia đình và người thân của quý vị.

    • Cung cấp thông tin liên lạc cho một người hỗ trợ để liên lạc giữa nhóm chăm sóc và gia đình/bạn bè.
    • Kiểm tra với nhân viên điều dưỡng về việc mang các vật dụng cá nhân đến cho người thân của quý vị.
    • Tôn trọng giờ thăm viếng để người thân của quý vị có thể tham gia các chương trình điều trị trong ngày. Các trường hợp ngoại lệ cần có sự cho phép trước.
  • Điều gì xảy ra nếu người thân của quý vị không được đưa vào khoa điều trị nội trú sức khỏe tâm thần?

    Nếu bệnh viện không phải là nơi thích hợp để ổn định người thân của quý vị, họ có thể được chuyển đến các dịch vụ như điều trị cấp tính, các chương trình cộng đồng và những nơi an toàn khác.

Rời bệnh viện

  • Khi nào người thân của tôi có thể về nhà?

    Bệnh nhân có thể trở về nhà nếu việc điều trị đã giúp họ ổn định và/hoặc việc đánh giá xác định rằng họ không gây hại cho bản thân hay người khác – hoặc nói cách khác khi họ không còn đáp ứng một hoặc nhiều tiêu chí nhập viện không tự nguyện được nêu trong Mẫu 4:Giấy chứng nhận Y tế (Nhập viện không tự nguyện).

    Bệnh nhân ở trong một khoa tâm thần trung bình 15 ngày. Một bệnh nhân được nhập viện tự nguyện có thể yêu cầu rời đi và bệnh viện phải cho họ xuất viện trừ khi nhu cầu của họ đã thay đổi và họ là một mối nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Nhân viên xã hội trong nhóm chăm sóc người thân của quý vị có thể hỗ trợ lập kế hoạch xuất viện.

  • Điều gì xảy ra khi người thân của tôi rời khỏi bệnh viện?

    Trước khi người thân của quý vị rời khỏi bệnh viện, nhóm điều trị sẽ giúp hoàn thành Mẫu "Khi Tôi Rời Bệnh viện" (When I Leave Hospital), trong đó xác định các cuộc hẹn tiếp theo và các nguồn lực cộng đồng được xác định để chăm sóc theo dõi. Tùy thuộc vào các nguồn lực được cung cấp hoặc giới thiệu được thực hiện, người thân của quý vị có thể được chăm sóc liên tục trong cộng đồng.

  • Có những hỗ trợ nào sau khi rời khỏi bệnh viện?

    Trước khi xuất viện, bệnh nhân có thể được giới thiệu đến các dịch vụ cấp tính và ngắn hạn hoặc các chương trình cộng đồng để được hỗ trợ liên tục.

    Những người thân yêu của quý vị cũng có thể tiếp cận các nguồn lực sau đây sau khi rời bệnh viện:

    Gia đình và bạn bè có thể kết nối với các Uỷ ban Tư vấn Gia đình về Sức khỏe Tâm thần và Sử dụng Chất gây nghiện của VCH(VCH Mental Health and Substance Use Family Advisory Committees), uỷ ban này làm việc để cải thiện trải nghiệm chăm sóc của bệnh nhân và gia đình họ. Các uỷ ban này hỗ trợ sự tham gia của gia đình, bảo đảm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và sử dụng chất gây nghiện phản ánh những lề lối hành nghề tốt nhất về chăm sóc đặt gia đình làm trung tâm và hỗ trợ văn hóa phục hồi trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và sử dụng chất gây nghiện.

  • Điều gì xảy ra nếu có một cuộc khủng hoảng khẩn cấp khác với cùng một người?

    Nếu quý vị tin rằng có nguy cơ gây hại cho người thân của quý vị hoặc những người khác, và họ không thể đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất một cách an toàn, hãy gọi 9-1-1. Người thân của quý vị có thể được cảnh sát đưa đến bệnh viện để được bác sĩ đánh giá nếu cảnh sát tin rằng người thân của quý vị có nguy cơ gây hại cho bản thân/người khác.

    Nếu có quan ngại về sức khỏe tâm thần/sử dụng chất gây nghiện mà không đe dọa đến tính mạng, các lựa chọn bao gồm khuyến khích người thân của quý vị:

    • Liên lạc với bác sĩ/nhóm hỗ trợ sức khỏe tâm thần cộng đồng của họ; nếu người thân của quý vị từ chối kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc của họ, quý vị có thể thay mặt họ kết nối để cho biết người liên lạc và thảo luận về các lựa chọn.
    • Gọi điện thoại hoặc đến Trung tâm Tiếp cận và Đánh giá (AAC).

Tài nguyên

    • Hiệp hội Tâm thần phân liệt BC (BC Schizophrenia Schizophrenia Society)

      14 Nguyên tắc cho các thành viên trong gia đình đối phó với bệnh tâm thần

    • Hiệp hội Tâm thần phân liệt BC (BC Schizophrenia Schizophrenia Society)

      14 Nguyên tắc cho các thành viên trong gia đình đối phó với bệnh tâm thần

    • Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Canada tại BC (Canadian Mental Health Association BC)

    • Chính phủ BC

      Đạo luật Tự do Thông tin và Bảo vệ Quyền riêng tư (Freedom of Information and Protection of Privacy Act)

    • Đạo luật Sức Khỏe Tâm thần

    • Đạo luật Sức khỏe Tâm thần bằng Ngôn ngữ Đơn giản

      Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Canada

    • Hiệp hội Rối loạn Tâm trạng tại BC (Mood Disorders Association of BC)

    • Hội bệnh Tâm thần Nghiêm trọng Pathways (Pathways Serious Mental Illness Society)

Crisis support for children and youth

Learn the early signs and symptoms of mental health challenges in children and youth and ensure they, along with their families, caregivers and other involved adults, are aware of the mental health supports and resources.